Di sản Thư viện Alexandria

Hình minh họa vẽ bởi Yahyá al-Wasiti từ năm 1237 miêu tả các học giả Ả Rập tại một thư viện AbbasidBaghdad

Trong thời cổ đại

Thư viện Alexandria là một trong những thư viện lớn nhất và uy tín nhất thế giới cổ đại, nhưng nó không phải là thư viện duy nhất.[7][128][129] Vào cuối thời kỳ Hy Lạp, hầu hết mọi thành phố ở Đông Địa Trung Hải đều có thư viện công cộng và nhiều thị trấn đều có thư viện cỡ trung bình.[7][4] Trong thời kỳ La Mã, hàng loạt thư viện được xây dựng. Vào thế kỷ IV sau Công nguyên, có ít nhất hai chục thư viện công cộng ở Rome.[130]

Vào thời cổ đại, khi Đế chế La Mã tiếp nhận Kitô giáo, các thư viện Kitô giáo được xây dựng và tổ chức mô phỏng theo Thư viện Alexandria và các thư viện lớn khác của thời ngoại giáo trước đó, bắt đầu được thành lập trên khắp khu vực phía đông đế quốc, trong bộ phận cư dân nói tiếng Hy Lạp. Các thư viện lớn nhất và nổi bật nhất trong số đó là Thư viện Thần học Caesarea Maritima, Thư viện Jerusalem và một thư viện Kitô giáo ở Alexandria. Các thư viện này đã tổ chức lưu trữ các tác phẩm ngoại giáo và Kitô giáo song song, các học giả Kitô giáo áp dụng triết học kinh điển Judeo-Christian tương tự các học giả của Thư viện Alexandria đã từng sử dụng để phân tích kinh điển Hy Lạp. Tuy vậy, nghiên cứu của các tác giả ngoại giáo vẫn chỉ là thứ yếu so với nghiên cứu kinh sách Kitô giáo cho đến thời Phục Hưng.[130]

Trớ trêu thay, sự tồn tại của văn bản cổ xưa còn sót lại hầu như không có gì trong các thư viện lớn của thời cổ đại mà thay vào đó hầu hết văn bản chỉ là sao chép lại và tái sao chép văn bản đã sao chép, lúc đầu bởi những người chép tài liệu chuyên nghiệp trong thời kỳ La Mã từ nguồn giấy cói và sau đó chép lại bởi các nhà tu hành trong thời Trung Cổ vào giấy da.[1][131]

Bibliotheca Alexandrina

Bên trong Bibliotheca Alexandrina.

Ý tưởng hồi sinh Thư viện cổ đại Alexandria trong thời hiện đại lần đầu tiên được đề xuất vào năm 1974, khi Lotfy Dowidar trở thành chủ tịch của Đại học Alexandria. Vào tháng 5 năm 1986, Ai Cập yêu cầu Ủy ban điều hành UNESCO cho phép tổ chức quốc tế tiến hành nghiên cứu tính khả thi của dự án. Điều này đánh dấu sự khởi đầu của UNESCO cùng sự tham gia của cộng đồng quốc tế trong việc cố gắng đưa dự án thành hiện thực. Bắt đầu từ năm 1988, UNESCO và UNDP đã làm việc để hỗ trợ cuộc thi kiến trúc quốc tế nhằm thiết kế Thư viện.[132] Ai Cập dành bốn ha đất để xây dựng Thư viện và thành lập Ủy ban cao cấp quốc gia về Thư viện Alexandria.[133] Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak quan tâm đến dự án này, điều này góp phần rất lớn vào tiến độ của dự án.[134] Được hoàn thành vào năm 2002, Bibliotheca Alexandrina hiện có vai trò chức năng là một thư viện và trung tâm văn hóa hiện đại, kỷ niệm Thư viện gốc của Alexandria.[135] Phù hợp với nhiệm vụ chức năng của Thư viện lớn Alexandria, Bibliotheca Alexandrina cũng là trường Khoa học Thông tin Quốc tế (ISIS), trường học chuyên môn sau đại học, với mục tiêu là đào tạo nhân viên chuyên nghiệp cho các thư viện ở Ai Cập và trên khắp Trung Đông.[136]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thư viện Alexandria http://www.britannica.com/EBchecked/topic/14417 http://www.firstthings.com/onthesquare/2010/06/the... http://www.history-magazine.com/libraries.html http://www.nybooks.com/articles/3517 http://www.roger-pearse.com/weblog/?p=4926 http://www.roger-pearse.com/weblog/?p=4936 http://www.roger-pearse.com/weblog/?p=5004 http://www.humanist.de/rome/alexandria/alex2.html //www.getty.edu/vow/ULANFullDisplay?find=&role=&na... http://www.perseus.tufts.edu/cgi-bin/ptext?doc=Per...